Hệ thống giao thông công cộng ở Mỹ

Luật giao thông chung trên thế giới về cơ bản là giống nhau, nhưng với những điểm khác biệt cơ sở hạ tần, phương tiện giao thông, phong cách sống thì mỗi nước sẽ có những luật giao thông khác biệt. Vì thế, ngoài những thông tin về trường học, nơi sống, khí hậu,.. thì hệ thống giao thông công cộng ở Mỹ cũng là điều mà du học sinh nên quan tâm tìm hiểu.

Hàng không nội địa

Với gần 400 sân bay, hệ thống hàng không nội địa ở Mỹ rất lớn và đáng tin cậy. Mặc dù chi phí có phần đắt hơn so với các phương tiện khác nhưng máy bay là cách di chuyển nhanh nhất giữa các bang.

Tất cả các hãng hàng không của Canada đều cung cấp dịch vụ đặt vé trực tuyến và cung cấp những mức giá khác nhau cho các chuyến bay.

Để tìm chuyến bay tốt nhất, du học sinh có thể tham khảo các trang web du lịch như : Orbitz, Travelocity, Expedia, Kayak,…

Những chuyến bay giữa tuần và khoảng thời gian giữa mùa thu và mùa xuân (trừ những ngày lễ) thường có giá rẻ hơn.

Trước chuyến bay, bạn nên tham khảo trang web ​​ Cơ quan quản lý an ninh giao thông của Mỹ (TSA) tại www.tsa.gov và trang web của hãng hàng không để biết thông tin những yêu cầu về giấy tờ và hành lí.

Đường sắt

Amtrak công ty chuyên cung cấp dịch vụ đường sắt tại Hoa Kỳ : www.amtrak.com. Tàu thường không phải là phương tiện nhanh nhất cho việc đi lại đường dài nhưng lại có thể mang lại cho bạn một trải nghiệm du lịch đáng nhớ.

Xe bus và tàu điện ngầm

Xe bus ở Mỹ được xem là phương tiện đường dài và phương tiện công cộng. Di chuyển bằng xe bus là một lựa chọn tương đối rẻ để di chuyển quãng đường xa

  • Greyhound: www.greyhound.com
  • Trailways: www.trailways.com

Hầu hết các thành phố và bang đều có hệ thống xe bus địa mặc dù xe bus có thể bị hạn chế trong các buổi tối và cuối tuần. Giá vé dao động từ 1$ đến 3$, nhưng cũng có thể đắt hơn trong những giờ cao điểm

Tàu điện ngầm ở Mỹ
Tàu điện ngầm ở Mỹ

Hệ thống tàu điện ngầm thường tập trung ở các thành phố lớn của Mỹ như : New York, Boston, Chicago và Los Angeles,. Hầu hết các hệ thống tàu điện ngầm đều áp dụng mức giảm giá cho người đi thường xuyên và sinh viên.

Luật giao thông ở Mỹ

Hầu hết các tiểu bang ở Mỹ đều cho phép người trên 18 tuổi được quyền lái xe. Luật lái xe của mỗi tiểu bang ở Mỹ sẽ khác nhau, vì vậy du học sinh nên tham khảo thêm về “Driver Handbook” (sổ tay hướng dẫn lái xe) của tiểu bang minh sẽ sinh sống.

Rẽ phải ở ngã tư

Ở Mỹ, phương tiện giao thông luôn được phép rẽ phải mà không cần chờ đèn xanh, miễn là quan sát và ưu tiên cho các xe ở chiều lưu thông có đèn xanh. Xe chỉ bị cấm rẽ phải khi có biển báo không được rẽ khi đèn đỏ “No turn on red”

Đèn giao thông

Ngoài 3 đèn hình tròn 3 màu đỏ, vàng, xanh giống Việt Nam thì đèn giao thông ở Mỹ còn có đèn hình mũi tên với 3 màu đỏ, vàng, xanh dành cho xe rẽ trái. Chiều giao thông rẽ trái ở Mỹ được xem là một chiều riêng biệt, có đèn tín hiệu riêng.

Làn trung chuyển

Ngoài hai chiều giao thông ngược nhau, đường ở Mỹ còn một làn xe nằm ở giữa đường, nếu xe muốn đổi chiều giao thông thì rẽ vào làn này dừng chờ, rồi di chuyển khi chiều giao thông ngược lại đã vắng xe

Stop Sign

Với những giao lộ không có đèn giao thông, sẽ có các biển báo dừng chờ “Stop Sign”. Khi đến các ngã tư này, bên nào có biển dừng chờ sẽ phải nhường cho bên không có biển báo dừng chờ.

Nếu cả 4 chiều đều có “Stop sign” thì lưu thông theo thứ tự, xe nào đến trước được chạy trước. Mỗi xe đều phải dừng trước “Stop sign” , quan sát rồi mới được chạy tiếp.

Hệ thống giao thông công cộng ở Mỹ
Hệ thống giao thông công cộng ở Mỹ

Người đi bộ

Trong giao thông ở mỹ, khi thấy người đi bộ có ý định băng qua đường dù cho không đúng ngay vạch qua đường, tài xế vẫn phải dừng xe và nhường quyền ưu tiên lưu thông cho người đi bộ. Đây vừa là luật, vừa là nét văn hoá của Mỹ.

Bên cạnh đó, hhi thấy xe đưa rước học sinh dừng bên đường, đèn đỏ chớp tắt hoặc biển báo “STOP” chìa ra, thì các xe lưu thông phải lập tức dừng xe lại để học sinh băng qua đường.

 

💕 Để biết thêm thông tin và được tư vấn du học Canada miễn phí, hãy liên hệ với chúng tôi tại:
📧 Email: hello@prosfa.vn
🌎 Website: www.prosfa.vn
🌎 Facebook :Công Ty Du Học Quốc Tế Prosfa
☎️Hotline: 0907018834

Việc làm ở Singapore
Thông tin việc làm ở Singapore sau khi tốt nghiệp

Việc làm ở Singapore sau khi tốt nghiệp là một trong những mối quan tâm hàng đầu của du học sinh sau khi tốt nghiệp. Không chỉ môi trường học tập văn minh, hiện đại, các kiến thức được cập nhật tiên tiến mà còn rất thuận lợi cho du học sinh sau khi ra trường muốn ở lại và tìm việc làm tại Singapore.

Việc làm ở Singapore
Việc làm ở Singapore là cơ hội để có thu nhập cao sau khi tốt nghiệp.

Vì sao sau khi tốt nghiệp nên tìm việc làm ở Singapore?

Với một quốc gia bận rộn như Singapore, công việc và nhu cầu nhân lực không bao giờ dùng lại. Phần lớn các du học sinh Việt Nam sau khi hoàn thành luôn mong muốn được đi làm tại Singapore. Một lý do quan trọng khác đó chính là Singapore xếp hạng 05 trong các nước giàu trên thế giới tính theo GDP đầu người. Do đó, Singapore – một trong bốn con rồng của châu Á hoàn toàn là một môi trường tốt cho các bạn phát triển nghề nghiệp có công việc làm ở Singapore.

Những khó khăn có thể gặp phải khi xin việc ở Singapore

Với các chính sách mới được chính phủ Singapore ban hành gần đây đã gây ít nhiều ảnh hưởng đến các bạn du học sinh. Điều này khiến cho cơ hội xin việc làm tại Singapore của du học sinh Việt Nam trở nên khó khăn hơn. Vì vậy các bạn học sinh Việt Nam nếu muốn tìm việc làm ở Singapore thì phải chuẩn bị một bộ hồ sơ thật tốt. Ngoài ra các bạn sinh viên còn phải chuẩn bị những kỹ năng cần thiết khi phỏng vấn xin việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các khóa du học tiếng Anh ngắn hạn để có sự trang bị tốt nhất về ngoại ngữ.

Việc làm ở Singapore
Việc làm ở Singapore đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị tốt nhất về kiến thức chuyên môn

Mức thu nhập bình quân dành cho sinh viên mới ra trường

Theo các thống kê mới nhất từ Singapore, mức thu nhập trung bình của sinh viên mới ra trường vào khoảng 2,853 SGD.Tùy vào xếp loại bằng cấp khác nhau mà mức lương có thể chênh lệch nhau khoảng 100-200SGD. Để có thể tìm việc làm ở Singapore bạn phải cố gắng học tập thật tốt, trang bị nhiều kỹ năng mềm để có được một công việc tốt. Đó là một nền tảng tốt giúp bạn nhanh chóng có được sự thành công trong công việc. Đối với những bạn đang chuẩn bị du học Singapore, thì đây là mục tiêu để xây dựng kế hoạch học tập thật tốt.

Những công việc được trả lương cao khi du học Singapore

Việc làm ở Singapore
Việc làm ở Singapore ở nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ có thu nhập khác nhau
  • Ngành kĩ thuật hàng không – Tỉ lệ có việc làm phù hợp 86% và mức lương trung bình 3,500 $
  • Ngành quản trị kinh tế – Tỉ lệ có việc làm phù hợp 93,8%, và mức lương trung bình 3,500 $
  • Khối ngành kinh tế – Tỉ lệ có việc làm phù hợp 84,2% , mức lương 3,500 $
  • Bác sĩ nha khoa – Tỉ lệ có việc làm phù hợp 100%, mức lương 4,005 $
  • Ngành dược sĩ và bác sĩ phẫu thuật – Tỉ lệ có việc làm phù hợp 100%, mức lương 4,900 $
  • Ngành luật – Tỉ lệ có việc làm phù hợp 98,1%, mức lương 5,000 $.

CÔNG TY TNHH PROSFA:
🏢Văn phòng: phòng 102, lầu 1, 43 Lê Thị Hồng Gấm, Q.1, TP.HCM
📧Email: hello@prosfa.vn
🌎Website: www.prosfa.vn
☎️Hotline: 0907018834

Du học Mỹ vừa học vừa làm : khó hay dễ?

Du học Mỹ vừa học vừa làm đem lại nhiều lợi ích cho du học sinh nếu biết phân bổ thời gian hợp lí. Vừa học vừa làm giúp du học sinh giảm gánh nặng chi phí học tập và sinh hoạt, đồng thời đem lại nhiều kinh nghiệm làm việc trong môi trường chuyện nghiệp. Ngoài ra, nếu hoàn thành tốt công việc, du học sinh sẽ được nhận giấy giới thiệu (letter of recommendation) để bổ sung vào hồ sơ xin việc sau này. Điều cơ bản nhất là du học sinh phải đảm bảo được kết quả học tập tốt và sức khỏe trong thời gian đi làm.

Làm thêm

Theo luật của Mỹ, du học sinh không được phép đi làm thêm. Tuy nhiên,nhiều sinh viên vẫn muốn đi làm thêm để phụ giúp gia đình, tập tính tự lập và việc chi trả chi phí cho cuộc sống tại Mỹ là một gánh nặng, dẫn đến việc có rất nhiều du học sinh bất chấp luật pháp để đi làm “chui”.

Những trường hợp du học sinh Mỹ được phép đi làm thêm

– Mặc dù luật Mỹ cấm sinh viên quốc tế không được phép đi làm, tuy nhiên, hiểu được nhu cầu muốn được giao lưu, tích lũy kinh nghiệm và kiếm thêm thu nhập, chính phủ Mỹ vẫn tạo điều kiện cho sinh viên đi làm thêm với quy định ràng buộc rõ ràng

  • Tổng thời gian làm thêm: Tối đa 20 giờ /tuần và 40 giờ /tuần (vào những ngày lễ, kì nghỉ hè, nghỉ đông )
  • Sinh viên dưới 21 tuổi: Chỉ được phép làm thêm trong khuôn viên trường
  • Sinh viên trên 21 tuổi: Được phép làm thêm ngoài trường

– Các trường Cao đẳng, Đại học tại Mỹ cũng có chính sách đặc biệt dành cho những sinh viên quốc tế muốn đi làm : sinh viên phải đạt điểm A trong 2 năm liền và có giấy bảo lãnh của giáo sư, sinh viên sẽ được cấp số an ninh xã hội và được phép làm việc trong trường như làm việc tại các cửa hàng tiện lợi trong trường làm trợ giảng cho giáo viên. Mức lương giao động từ 8-10 USD/h. Nếu như bạn học ở những trường ở ngoại ô, mức lương này đã đủ cho bạn trang trải toàn bộ chi phí sinh hoạt.

  • Các trường Cao đẳng, Đại học ở Mỹ như một khu phức hợp thu nhỏ, có đủ các dịch vụ từ quầy sách, quán ăn, bưu điện, bệnh viện… nên việc làm thêm cũng rất đa dạng. DHS có thể làm ở phòng thư, làm phục vụ quán cà phê, dạy kèm….
  • Những sinh viên có thành tích học tập xuất sắc sẽ được các Giáo Sư nhận làm trợ giảng , công việc này không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn giúp sinh viên trau dồi kiến thức một cách hiệu quả nhất.

– Trong một số trường hợp, Sở Di trú Hoa Kỳ cho phép du học sinh làm thêm nếu chứng minh được sự khó khăn về tài chính bất khả kháng (người thân mất hoặc thiên tai ở quê nhà)

Những lợi ích và thử thách khi du học Mỹ vừa học vừa làm
Những lợi ích và thử thách khi du học Mỹ vừa học vừa làm

Chương trình vừa làm vừa học/ thực tập (OPT):

Thông thường, du học sinh thuộc dạng visa F1 được quyền thực tập tối đa 12 tháng sau khi tốt nghiệp. Nếu bạn chọn thực tập trong thời gian học thì thời gian đó sẽ bị trừ vào khoảng thời gian 12 tháng sau khi tốt nghiệp. Ví dụ bạn chọn thực tập 2 tháng trong khi học thì sau khi tốt nghiệp bạn chỉ có quyền làm thêm tối đa 10 tháng.

Sinh viên quốc tế chỉ được phép đi làm khi được cấp Employment Authorization Document (EAD) và công việc thực tập phải liên quan đến ngành học trên I-20. Yêu cầu thực tập của từng trường cũng sẽ khác nhau.

Làm việc bên ngoài trường:

  • Du học sinh là sinh viên học toàn thời gian (Full time) ít nhất 9 tháng vào thời điểm nộp đơn. Nếu làm việc bên ngoài trường, bạn phải học ít nhất 9 tháng mới được nộp đơn xin đi làm dạng OPT (thời gian xét 3 tháng).
  • Chỉ được đi làm khi được Sở nhập tịch và di trú cấp Employment Authorization Document (EAD)

Thực tập trước khi hoàn tất Degree:

  • Du học sinh là sinh viên học toàn thời gian (Full time) ít nhất 9 tháng vào thời điểm nộp đơn. Nếu làm việc bên ngoài trường, bạn phải học ít nhất 9 tháng mới được nộp đơn xin đi làm dạng OPT (thời gian xét 3 tháng).
  • Làm việc 20 giờ/tuần
  • Làm full time trong hè

Thực tập sau khi hoàn tất Degree:

  • Nộp đơn xin trước khi hoàn tất khóa Degree
  • Làm full time 40 giờ/tuần
  • Làm tối đa 14 tháng sau khi hoàn tất khóa học.
Du học Mỹ vừa học vừa làm
Du học Mỹ vừa học vừa làm

 

 

Những trường tại Mỹ có chương trình vừa học vừa làm

Northeastern University

Sinh viên sẽ được tham gia 2 kỳ thực tập trong suốt 4 năm học (hoặc 3 kỳ cho 5 năm học)

University of Cincinnati

Trường có một khoa Đào tạo Thực hành Chuyên nghiệp riêng biệt để quản lí các chương trình thực tập, liên kết vừa học vừa làm của trường.

Bên cạnh chương trình trong nước, trường Đại học Cincinnati còn liên kết thực tập tại 43 quốc gia.

University of Southern California

Trường có các chương trình thực tập toàn cầu và chương trình thực tập trực tuyến với 11 trường đại học, trong đó có Đại học Yale và Đại học Stanford.

Wagner College

Chương trình học năm nhất của trường đã bao gồm các hoạt động thực tập liên quan đến cộng đồng và xã hội. Sinh viên được yêu cầu thực tập khoảng 3 giờ/tuần.

Rochester Institute of Technology

Sinh viên được phép lựa chọn chương trình liên kết vừa học vừa làm cụ thể. Theo báo cáo, sinh viên của trường RIT kiếm được hơn 30 triệu đô la Mỹ trong năm 2014 thông qua các chương trình thực tập của trường. Sinh viên được yêu cầu bắt đầu kì thực tập khi hoàn tất 2 năm học đầu tiên

 

💕 Để biết thêm thông tin về “Du học Mỹ vừa học vừa làm” và được tư vấn miễn phí, hãy liên hệ với chúng tôi tại:

CÔNG TY TNHH PROSFA:

🏢 Văn phòng: phòng 102, lầu 1, 43 Lê Thị Hồng Gấm, Q.1, TP.HCM

📧 Email: hello@prosfa.vn

🌎 Website: www.prosfa.vn

☎ Hotline: 0907018834

Du học Canada hay New Zealand
Du học Canada hay New Zealand có cơ hội định cư cao hơn

Du học Canada hay New Zealand luôn là thắc mắc của các bạn khi tìm điểm đến để học tập và làm việc. Đây là 2 quốc gia có chi phí học tập phù hợp với du học sinh Việt Nam. Thêm vào đó là chính sách nhập cư luôn mở rộng cho học sinh sau khi hoàn thành khóa học tại đất nước họ.

Nên chọn du học Canada hay New Zealand

Canada và New Zealand là những quốc gia có nhiều chính sách tốt dành cho các sinh viên quốc tế. Chính phủ 2 nước luôn tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên quốc tế có thể học tập và làm việc. Dưới đây là những chính sách dành cho du học sinh quốc tế khi tham gia học tập tại 2 nước.

Du học Canada hay New Zealand
Du học Canada hay New Zealand là câu hỏi của nhiều bạn trẻ khi chuẩn bị đi du học

Ưu điểm của du học New Zealand 

  • Chi phí rẻ: Theo tỉ giá: 1 NZD = 17.000 đồng và mức chi tiêu. Học phí phổ thông 10.000 – 14.000 NZD/năm, cao đẳng 7.000 – 14.000 NZD/năm, cử nhân/thạc sỹ 12.000 – 30.000 NZD/năm, tiến sĩ chỉ khoảng 6.500 NZD/năm. Mức sinh hoạt phí tại đây khoảng 10.000 NZD/năm. Hầu hết các trường đều có học bổng cho học sinh, sinh viên.
  • New Zealand có môi trường sống sạch đẹp và an toàn bậc nhất thế giới
  • Chính sách cho sinh viên ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp và xin định cư khi đủ điều kiện rất có lợi.
  • New Zealand có ít dân (3,5 triệu), đất rộng, phát triển nhanh về nhiều mặt: kinh tế, khoa học, xã hội, du lịch, điện ảnh… 
  • Sinh viên được phép làm bán thời gian 20 giờ/tuần trong suốt thời gian học và làm toàn thời gian 40h/tuần trong kỳ nghỉ, lễ. Thu nhập khoảng 15 NZD/h.

Ưu điểm của du học Canada

  • Chính sách visa du học Canada có phần dễ hơn New Zealand  thời gian xét visa 2- 3 tháng. Hồ sơ visa Canada được đánh giá là phức tạp hơn các nước khác, đặc biệt là phần chứng minh tài chính vì vậy học sinh nên sử dụng dịch vụ của công ty tư vấn du học Canada uy tín và chỉ tự thực hiện khi thực sự có kinh nghiệm;
  • Chi phí du học thấp hơn so với Mỹ, Anh, Úc
  • Thực tập trong khi học: với các ngành du lịch, khách sạn, Công nghệ thông tin, cơ khí.
  • Làm thêm trong khi học: 20h/ tuần và làm không giới hạn thời gian trong các dịp hè,
  • Ở lại làm việc từ 1 đến 3 năm tùy theo độ dài chương trình học.
  • Ngoài chính sách khuyến khích chung của Canada, mỗi tỉnh bang lại có các chính sách riêng để thu hút sinh viên quốc tế đến làm việc tại Manitoba và Saskatchewan, Alberta…
Du học Canada hay New Zealand
Du học Canada hay New Zealand bạn đều có được bằng cấp quốc tế và chương trình học chất lượng cao

Chính sách định cư của Canada và New Zealand 

Với những ưu điểm, điểm mạnh của riêng mình thế nên việc lựa chọn giữa du học Canada hay New Zealand là thách thức đối với các du học sinh. Sự khác biệt có lẽ đến từ chính sách định cư của Canada và New Zealand. Nếu mong muốn trở thành công dân của Canada hoặc New Zealand bạn nên biết các điều kiện dưới đây để xem mình có phù hợp hay không.

 New Zealand  Canada
Ngành nghề Nằm trong những nhóm ngành nghề được chính phủ ban hành Nằm trong những nhóm ngành nghề được chính phủ ban hành
Trình độ tiếng anh IELTS thấp nhất là 6.5 cho từng kỹ năng IELTS thấp nhất là 6.0 trên từng kỹ năng
Kinh nghiệm làm việc Tối thiểu 3 năm tại Newzealand Tối thiểu 1 năm
Độ tuổi Từ 20 đến 55 Từ 18 đến 46 điểm
Số điểm tối thiểu để nộp hồ sơ vào hệ thống 100 điểm 67 điểm
Du học Canada hay New Zealand
Du học Canada hay New Zealand bạn sẽ có cơ hội định cư cao hơn các nước như Mỹ, Úc,…

Với những thông tin  cơ bản về du học Canada hay New Zealand cùng với điện  kiện định cư dài lâu. Với những thông tin trên, giúp bạn tìm được một nơ ở khi du học đúng như ý mình để được tư vấn miễn phí, hãy nhanh tay liên hệ ngay với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH PROSFA:
🏢Văn phòng: phòng 102, lầu 1, 43 Lê Thị Hồng Gấm, Q.1, TP.HCM
📧Email: hello@prosfa.vn
🌎Website: www.prosfa.vn
☎️Hotline: 0907018834

 

Các bước xin visa du học Mỹ

Thủ tục chuẩn bị hồ sơ nộp xin visa du học Mỹ luôn là khâu quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị đi du học và cũng là khâu khó khăn và tốn nhiều thời gian nhất. Nếu bạn chưa biết thì Mỹ được xếp thứ 6 trong top 10 những quốc gia khó xin visa nhất thế giới. Visa sẽ là yếu tố quyết định việc du học của bạn. Ngoài việc chuẩn bị một bộ hồ sơ đẹp thì buổi phỏng vấn xin visa trực tiếp với Lãnh sự quán sẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định bạn có được cấp visa hay không. Trong bài viết này, Prosfa đã tổng hợp đầy đủ và cụ thể nhất quy trình các bước giúp bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ visa một cách nhanh chóng và chính xác nhất

Bước 1: Điền mẫu đơn xin visa du học Mỹ DS-160 và đóng lệ phí làm visa

Quá trình xin visa du học Mỹ chỉ được xét duyệt khi bạn có mẫu đơn I-20 và số SEVIS

I-20 là giấy chứng nhận của trường đại học bạn xin nhập học, trong đó công nhận bạn chính thức là sinh viên của trường và đã được chấp thuận vào học với tư cách toàn phần (full time).

Mã số SEVIS là một hệ thống các thông tin về sinh viên dựa trên hệ thống Internet bởi Bộ An ninh Nội địa Mý và Bộ Ngoại giao Mỹ

Hướng dẫn điền mẫu đơn DS-160

Trang web điền mẫu đơn DS-160 : https://ceac.state.gov/genniv/

Mẫu đơn DS-160 phải được nộp trực tuyến trước khi đến phỏng vấn. Lãnh sự quán Mỹ không chấp nhận đơn viết tay hoặc đánh máy

Đại sứ quán bạn chọn vào lúc bắt đầu điền Mẫu đơn DS-160 sẽ là Đại sứ quán trực tiếp phỏng vấn bạn.

Tất cả các câu hỏi phải được trả lời bằng tiếng Anh và chỉ sử dụng ký tự ngôn ngữ tiếng Anh.

Tên của bạn phải được điền đúng theo thứ tự như trên hộ chiếu.

Nếu bạn ngừng điền đơn này trong 20 phút, thời gian cho phép sẽ hết hạn và bạn sẽ phải bắt đầu lại

Khi ký vào mẫu DS-160 điện tử, hãy xác nhận rằng tất cả các thông tin là chính xác và trung thực. Trình bày sai bất kỳ thông tin nào cũng có thể khiến bạn bị từ chối nhập cảnh. Hãy kiểm tra cẩn thận để đảm bảo tất cả câu hỏi đã được trả lời đầy đủ và chính xác

Mẫu đơn DS-160 đã điền đầy đủ sẽ kích hoạt một trang xác nhận có mã vạch bằng chữ và số. Yêu cầu số mã vạch trên trang xác nhận của DS-160 để đặt lịch phỏng vấn, bạn nên in sẵn trang xác nhận này.

Khi bạn đã in trang xác nhận mã vạch, ấn vào nút “Quay lại” trên trình duyệt và sau đó tự gửiemail cho mình một bản sao lưu của DS-160. Tập tin được gửi  email sẽ ở định dạng PDF.

Ảnh thẻ

Bên cạnh đó, bạn phải tải lên một tấm ảnh chụp trong vòng 6 tháng trở lại

Yêu cầu hình ảnh đạt chất lượng theo yêu cầu của Đại Sứ Quán Mỹ ;

– Ảnh màu

– Ảnh phải có phông nền trắng

– Nét mặt nghiêm chỉnh,không cười nhe răng, hai mắt mở to

– Mặc quần áo lịch sự, hạn chế mặc đồng phục trừ khi đó là quần áo thuộc tôn giáo bạn phải mặc hàng ngày

– Không che khuất tóc hoặc đường kẻ tóc, trừ khi vì mục đích tôn giáo.

– Kính mắt không còn được phép chụp ảnh thị thực, trừ những trường hợp hiếm hoi khi không thể tháo mắt kính vì lý do y tế (Trong những trường hợp này phải cung cấp một bản tuyên bố y khoa do một chuyên gia y tế ký kết)

Hình thẻ visa chuẩn theo yêu cầu của Đại sứ quán Mỹ
Hình thẻ visa chuẩn theo yêu cầu của Đại sứ quán Mỹ

Bước 2: Đóng phí SEVIS

Hiện tại, du học sinh có 2 cách để đóng phí SEVIS dễ dàng và nhanh gọn nhất : qua mạng và qua Western Union tại địa phương.

Đóng phí SEVIS qua mạng

Để đóng phí SEVIS qua mạng, bạn cần hoàn thành đơn I-901 tại (https://www.fmjfee.com/) theo các bước hướng dẫn trực tiếp trên mạng. Sau khi hoàn tất, bạn nhớ in biên lai thu phí qua mạng để mang theo khi đi phỏng vấn.

Đóng phí SEVIS qua Western Union

Nếu chọn đóng phí trực tiếp qua WU thì du học sinh không được điền đơn I -901. Bạn có thể đến đại lý Western Union ở địa phương bạn đang ở để nộp tiền SEVIS bằng tiền Việt hay tiền đô đều được

Xin visa du học Mỹ có khó không?
Xin visa du học Mỹ có khó không?

Lưu ý:

Bạn nên thống nhất cách chọn họ, tên đệm, và tên trong các loại đơn và giấy tờ để tránh những sự hiểu nhầm và sai sót từ phía trường

  • Sender’s name: Giống mẫu I-20
  • Account number: Viết số SEVIS của bạn theo I -20, theo sau là dấu gạch ngang ” – ” rồi đến ngày sinh của bạn theo định dạng tháng/ngày/năm
  • Reference number: Mã trường được cung cấp trong mẫu đơn I-20

Sau khi nộp phí, bạn hãy chờ 3 ngày rồi truy cập vào trang web ( https://www.fmjfee.com/index.html) để kiểm tra thanh toán. Nếu thanh toán đã được xác nhận thì bạn in biên lai xác nhận và mang theo khi đi phỏng vấn.

Nên đóng phí SEVIS ít nhất 1 tuần trước ngày phỏng vấn và luôn giữ biên lai phí SEVIS vì đó là một phần bắt buộc của hồ sơ xin Visa Mỹ.

Trong một số trường hợp, trường có thể đã đóng phí SEVIS cho bạn. Vì vậy, bạn cần kiểm tra xem trong hồ sơ trường gửi có biên nhận SEVIS không, và nếu có thì kiểm tra chắc chắn biên nhận đó là lệ phí SEVIS.

Một số trường thu phí SEVIS riêng, phí này thường không bắt buộc và không giống với phí SEVIS của chính phủ Mỹ

Bước 3 : Chuẩn bị hồ sơ chứng minh tài chính

Hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ gồm ba phần chính : sổ tiết kiệm, thu nhập và tài sản.

Sổ tiết kiệm

Du học sinh không cần chứng minh nguồn gốc, chỉ cần chứng minh số tiền đó đủ để chi trả cho chi phí một năm du học tại Mỹ. Tuy nhiên, bạn cũng nên chuẩn bị câu trả lời hợp lí khi được hỏi về nguồn gốc số tiền trong buổi phỏng vấn visa

Thời hạn sổ tiết kiệm : từ 1 – 12 tháng.

Thời gian mở sổ tiết kiệm : 1 tuần – 3 tháng. Tốt nhất, bạn nên mở sổ tiết kiệm tối thiểu trước ba tháng tính đến ngày phỏng vấn Visa.

Thu nhập

Thu nhập hàng tháng là nguồn thu nhập như lương, cho thuê nhà đất, kinh doanh, lãi ngân hàng, góp vốn,…

Thu nhập phải thỏa mãn rằng sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt của gia đình tại Việt Nam, phần dư phải đủ để tài trợ cho du học sinh.

Đối với cá nhân.

  • Hợp đồng lao động
  • Bảng lương hoặc sao kê lương.
  • Quyết định bổ nhiệm (nếu có)

Đối với hộ kinh doanh cá thể (trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán ,…)

  • Giấp phép đăng ký kinh doanh hoặc xác nhận kinh doanh của địa phương.
  • Thuế môn bài, thuế khoán hoặc thuế tháng.
  • Tờ khai giải trình thu nhập.

Đối với công ty, doanh nghiệp

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng Chứng minh tài chính nhận đăng ký mã số thuế
  • Báo cáo tài chính và báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Hợp đồng giao dịch
  • Hóa đơn, phiếu thu, giấy nộp tiền vào kho bạc nhà nước
  • Các giấy tờ góp vốn, cổ phần, chia lời,…

Tài sản

Hãy bổ sung tất cả những giấy tờ về quyền sở hữu nhà đất, xe hơi, cổ phiếu….vào hồ sơ chứng minh tài chính của bạn. Những tài sản có giá trị cao sẽ củng cố thêm hồ sơ của bạn, giúp đại sứ quán tin tưởng hơn về khả năng tài chính của gia đình bạn

Bước 4 : Chuẩn bị hồ sơ xin visa du học Mỹ

  • Hộ chiếu bản gốc (còn hiệu lực ít nhất 6 tháng)
  • Ảnh thẻ kích thước 5 x 5
  • Lịch hẹn phỏng vấn
  • Mẫu đơn online DS-160
  • Biên lai lệ phí visa
  • Biên lai đóng phí SEVIS
  • Giấy xác nhận nhập học I-20
  • Hồ sơ chứng minh tài chính
  • Bằng cấp, học bạ và bảng điểm gần nhất tại Việt Nam
  • Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc (nếu có)
  • Đăng ký kết hôn của cha mẹ
  • Hộ khẩu
  • Chứng minh nhân dân
  • Giấy khai sinh

Bước 5 : Đặt lịch hẹn phỏng vấn 

Sau khi có được mã số DS-160, bạn sẽ dùng mã này để đăng ký lịch hẹn phỏng vấn thông qua trang website chính thức của Đại sứ quán Mỹ (https://cgifederal.secure.force.com/?language=Vietnamese&country=Vietnam).

Lưu ý : mỗi người chỉ được đặt 1 lịch hẹn phỏng vấn, nếu số lượng cuộc hẹn nhiều hơn 1 thì tất cả cuộc hẹn trên hệ thống sẽ tự động bị hủy bỏ.

Phỏng vấn xin visa du học Mỹ
Phỏng vấn xin visa du học Mỹ

Bước 6 : Phỏng vấn trực tiếp xin visa du học Mỹ

Vào ngày phỏng vấn, bạn nên đến sớm hơn 30 phút. Khi tới nơi, bạn cần đăng ký với quầy đăng ký tại Lãnh sự quán 15 phút trước giờ được hẹn phỏng vấn. Bạn nên nhớ phải mang theo đầy đủ các giấy tờ theo danh sách hướng dẫn. Lãnh sự quán sẽ phỏng vấn toàn bộ bằng tiếng Anh trong suốt buổi phỏng vấn .

💕 Để biết thêm thông tin về xin visa du học Mỹ và được tư vấn miễn phí, hãy liên hệ với chúng tôi tại:

CÔNG TY TNHH PROSFA:

📧 Email: hello@prosfa.vn

🌎 Website: www.prosfa.vn

☎ Hotline: 0907018834

Du học Canada có cần IELTS không? Khi IELTS không là gánh nặng

Du học Canada có cần IELTS không? Du học Canada cần bằng Tiếng Anh gì? ……Để du học các nước nói tiếng Anh như Canada, Mỹ, Anh, Úc,… thì những chứng chỉ như IELTS, TOELF là điều kiện bắt buộc đối với du học sinh. Dù là yếu tố để phân loại trình độ nhưng với nhiều người, điểm IELTS cũng là áp lực khá lớn, là gánh nặng cản trở ước mơ du học. Vậy trong trường hợp nào thì du học Canada không cần bằng IELTS?

Du học Canada bậc THPT

Theo luật giáo dục Canada thi các cấp như Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông không yêu cầu sinh viên quốc tế có bằng IELTS vì các trường đều có khóa học tiếng Anh riêng dành cho du học sinh quốc tế. Thay vào đó, du học sinh sẽ làm bài kiểm tra đầu vào để phân loại trình độ và xếp lớp.

Điều kiện đầu vào du học Canada bậc THPT :

– Học lực : điểm trung bình năm từ 6.5 điểm trở lên.

– Về trình độ Anh ngữ : không yêu cầu bằng ngoại ngữ vì các trường đều có khóa học tiếng Anh riêng dành cho du học sinh quốc tế.

– Khi nhập học tại Canada, học sinh sẽ làm bải kiểm tra đầu vào (Toán và Anh) để xác định khả năng và xếp lớp phù hợp phù hợp với sức học.

Du học Canada bậc THPT không cần IELTS
Du học Canada bậc THPT không cần IELTS

Du học Canada diện chứng minh tài chính

Ở bậc Cao đẳng, Đại học và sau Đại học thì bắt buộc du học sinh phải có bằng Anh văn quốc tế là TOEFL hoặc IELTS.

Bậc Cao đẳng : IELTS 5.5 trở lên, tương đương TOELF > 71

Bậc Đại học : IELTS 6.5 trở lên (không kỹ năng nào dưới 6.0) tương đương TOEFL > 90

Yêu cầu bằng IELTS hoặc TOELF tùy thuộc vào yêu cầu đầu vào của từng trường, từng ngành. Tuy nhiên, trong trường hợp học sinh không thể thi lấy bằng Anh văn tại Việt thì cũng có thể sang học khóa tiếng Anh (ESL) trước sau đó mới vào học khóa chính thức. Nhưng để thuận lợi nhất, du học sinh nên có chứng chỉ IELTS để đảm bảo tỉ lệ thành công Visa cao

Du học Canada không cần bằng Tiếng Anh
Du học Canada không cần bằng Tiếng Anh

💕 Để biết thêm thông tin về du học Canada không cần bằng IELTS và được tư vấn miễn phí, hãy liên hệ với chúng tôi tại:

CÔNG TY TNHH PROSFA:

🏢 Văn phòng: phòng 102, lầu 1, 43 Lê Thị Hồng Gấm, Q.1, TP.HCM

📧 Email: hello@prosfa.vn

🌎 Website: www.prosfa.vn

☎ Hotline: 0907018834