Trang bị chu đáo cho mình những hành trang vật chất và kiến thức là điều vô cùng cần thiết khi du học tại bất kì đất nước nào . Với bài viết này,bạn sẽ tìm thấy những kinh nghiệm thực tế hữu ích cho việc chuẩn bị lên đường và những ngày đầu sinh sống, học tập tại Canada.
Giấy tờ tùy thân
Trước khi lên đường, bạn cần kiểm tra lại toàn bộ các giấy tờ tuỳ thân để đảm bảo không quên gì. Bạn cần có trong tay những giấy tờ sau:
– Hộ chiếu: phải còn hạn và hợp lệ
– Visa du học: Được dán thẳng trong hộ chiếu. Trên visa có ghi MULTIPLE nghĩa là bạn có thể ra vào nước Canada nhiều lần trong khoàng thời gian có giá trị mà không cần phải làm thêm thủ tục gì với cơ quan di trú (CIC) của Canada. Tuy nhiên để chắc chắn bạn cũng nên tham khảo ý kiến cơ quan CIC sở tại trước khi rời Canada vì đôi khi có những quy định mới mà bạn chưa nắm bắt kịp. Nếu visa ghi SINGLE, bạn chỉ có quyền vào Canada một lần mà thôi. Sau khi rời khỏi nước này, lần tới trở vào bạn phải làm lại thủ tục xin nhập cảnh như lần đầu tiên.
– Bản chính thư của Đại sứ quán Canada
– Bản chính thư chấp thuận nhập học của trường học tại Canada
– Vé máy bay: Bạn nên kiểm tra kĩ lộ trình chuyến bay được ghi trên vé. Thời gian bay – đáp cũng như thời gian quả cảnh,…
– Chứng minh nhân dân: CMND có thể sẽ hữu ích trong một số trường hợp khi bạn cần chứng minh gốc tích của mình phòng khi bạn bị mất hết giấy tờ ở Canada.
– Giấy khai sinh: Đem theo 1 bản tiếng Việt có công chứng và 1 bản dịch ra tiếng Anh có công chứng.
– Học bạ: Bạn sẽ cần đến học bạ khi xin vào học ở một số trường tiếp theo trường đang học. Do đó bạn nên mang theo một bản tiếng Việt của học bạ có công chứng và 1 bản sao dịch tiếng Anh hay tiếng Pháp có công chứng.
– Bằng tốt nghiệp: Hãy mang theo bản gốc bằng Tốt nghiệp Đại học, Cao Đẳng, THPT
– Một cuốn sổ ghi chú: Hãy mang theo một quyển sổ nhỏ trong đó bạn ghi chép tất cả các địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email cần thiết như: Trường học của bạn cùng tên, những người có trách nhiệm, người quen ở Canada, nhà bạn ở, bệnh viện, công ty bảo hiểm, công ty thẻ tín dụng, ngân hàng của bạn, v.v…..
Từ điển
Từ điển: Từ điển Anh (Pháp) – Việt và Việt – Anh (Pháp) có lẽ sẽ là quyển từ điển hữu ích nhất cho bạn trong thời gian đầu. Bạn có thể mua chúng tại Canada nhưng nói chung sẽ đắt hơn nhiều lấn so với mua tại Việt Nam.
Đồ điện tử
Máy vi tính cá nhân bạn chỉ nên đem theo nếu là máy xách tay không quá cũ (1 – 2 năm trở lại) vì không thể mang máy để bàn quá cồng kềnh và không kinh tế. Lưu ý: Ở Canada đồ dùng sử dụng nguồn điện 110V và các ổ cắm điện có kích thước khác với Việt Nam.
Tiền bạc
Tiền mặt: Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước , bạn có thể đem theo cho đến US$7.000 mà không cần khai báo.
Quần áo
Quần áo đi dọc đường: Đem theo 1 bộ quần áo dự phòng, đồ vệ sinh…. Bỏ tất cả vào túi xách tay theo người, không gửi theo hành lý. Nếu bạn trung chuyển qua đêm nhất thiết phải có quần áo dự phòng . Nếu là mùa Đông nên có áo ấm, khăn choàng, găng tay đem theo trong túi xách.
Do mùa đông ở Canada rất lạnh và có tuyết, thường -15 đến -20 độ C. Vì vậy, các bạn nên chuẩn bị cho mình khoảng 4 cái áo ấm loại tốt cùng với áo thun, quần dài thể thao mặc sát người. Áo ấm mua tại Việt Nam sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn khi mua ở Canada. Về giày dép, bạn chỉ cần 2 đôi giày thể thao và 1 đôi dép lê là được. Mùa đông ở Canada trên đường và trên vỉa hè thường bị đóng băng do đó các bạn cần mua thêm giày chuyên đi trên băng để tránh bị ngã. Cùng với quần áo và giày dép, bạn cần phải chuẩn bị cả khăn, mũ len chùm đầu, găng tay …
Thực phẩm
Quy định của Canada về thực phẩm: Chính phủ Canada nghiêm cấm du nhập vào trong nước các loại thực phẩm tươi sống theo đường xách tay qua ngõ hàng không (trái cây tươi, thịt cá)… và chỉ cho phép một số loại giới hạn thực phẩm khô (bánh kẹo, đồ hộp, thực phẩm chế biến…)
Đồ dùng cá nhân
Máy ảnh, máy quay video, máy nghe đĩa, băng…được nhấp miễm thuế nếu là đồ dung cá nhân. Chú ý là điện thế tại Bắc Mỹ là 110V nên máy móc của bạn có thể không chạy.
Hành lí
Theo quy định chung, hành khách di chuyển từ Việt Nam sang Canada được đem theo hai kiện hành lý mỗi người, mỗi kiện không quá 30kg, và một túi xách. Kiện hành lý không được lớn hơn khuôn khổ quy định. Hãy liên hệ với hãng hàng không của bạn để có thêm chi tiết.
Hãy ghi đầy đủ tên và địa chỉ của bạn ở Canada lên hành lý của bạn. Cũng nên ghi những thông tin này bỏ vào bên trong hành lý của bạn.Tuyệt đối không đem hàng hoá giúp người không quen biết tại sân bay, trên máy bay hay lúc xuống sân bay.
Vé máy bay
Hiện nay đã có rất nhiều đường bay nối liền Việt Nam và Canada nhưng chưa có đường bay trực tiếp. Thông thường bạn phải quá cảnh (transfer, transit) tại ít nhất 1 địa điểm giữa Việt Nam và Canada. Tuỳ theo địa phương bạn đến, bạn có thể chọn một trong hai hướng bay chính: Hướng Thái Bình Dương (hướng Đông) và hướng Đại Tây Dương (hướng tây). Nếu thành phố bạn đến nằm trong tỉnh Québec hay các tỉnh “duyên hải” như Newfoundland, Nova Scotia, New Brunseick, PEI.. bạn nên chọn hướng bay Tây (Đại Tây Dương). Nếu thành phố bạn đến nằm trong vùng phía Tây hay trung tâm Canada như Vancouver, Edmonton, Calgary, Winipeg, hay Toronto, bạn nên chọn hướng bay Đông (Thái Bình Dương) gần hơn.
Cần chú ý rằng về địa lý hai thành phố lớn Montreal và Toronto nắm chính xác đối diện với Việt Nam bên kia địa cầu (chênh nhau 12 giờ) nhưng về mặt di chuyển thì hướng Thái Bình Dương tiên hơn Toronto vì có nhiều hang máy bay thẳng đến thành phố này. Trong khi đó, hướng phía Đại Tây Dương tiện hơn cho khách đi Montreal.
Trên máy bay
– Ăn uống: Trên các chuyến bay kéo dài (10 – 14 giờ) các hãng máy bay sẽ phục vụ 2- 3 bữa trong đó có một bữa ăn đầy đủ. Giữa hai bữa ăn, nếu có nhu cầu, bạn có thể yêu cầu tiếp viên cho ăn thêm.
– Giải trí: Trên các chuyến bay dài, có các chương trình giải trí cho hành khách như chiếu phim, âm nhac.
– Sức khoẻ: Để tránh “Hội chứng đi máy bay hạng tiết kiệm” (Economy Class Syndrome) mà nhiều hành khách đã bị đột tử hay bị đưa vào viện sau những chuyến bay dài và quá chật chội trong khoang “hạng tiết kiệm” (còn được gọi là “hạng du lịch”), các hãng chuyên chở đã có nhiều biện pháp khuyến khích hành khách vận động trong lúc ở trên máy bay. Bạn có thể tham khảo các động tác thể dục đơn giản trình bày trong các tài liệu nhỏ gắn trong túi tạp chí trước chỗ ngồi của bạn.
– Cách chuyển máy bay: Từ Việt Nam qua Canada, bạn sẽ phải chuyển máy bay ít nhất 1 lần tại một sân bay “trung chuyển”. Khi đăng ký thủ tục tại sân bay Việt Nam, bạn nên yêu cầu nhân viên hàng không giao cho “thẻ lên tàu” (boarding pass) của các chặng kế tiếp. Như thế bạn sẽ tránh được việc phải đi đăng ký tại mỗi nơi trung chuyển.
Cửa khẩu Canada
Các cửa khẩu chính của Canada: Máy bay đến Canada sẽ đáp xuống một trong những sân bay quốc tế của quốc gia này, thường là Vancouver, Toronto hay Montreal – 3 thành phố chính của Canada. Từ đây bạn sẽ tiếp tục đi đến các địa điểm khác trong lãnh thổ Canada.
Tờ khai hải quan: Gần đến Canada, tiếp viên sẽ phát cho bạn một tờ khai hải quan (kiêm mẫu di trú) gồm một tờ duy nhất. Bạn có thể điền vào tờ khai bằng một trong hai thứ tiếng chính thức của Canada là Anh hay Pháp. Ở phần địa chỉ Canada, bạn ghi địa chỉ của trường học (nếu ở nội trú), của người giám hộ (nếu bạn nhỏ hơn 18 tuổi) của người thân (nơi bạn sẽ ở) hay của nhà homestay nơi bạn đăng ký.
Khai báo tại cửa khẩu: Bạn cầm tờ khai hải quan đến trước quầy làm chủ tục nhập cảnh vào Canada. Nhân viên hải quan đón tiếp bạn sẽ hỏi bạn đến Canada làm gì. Sau khi bạn trả lời là đi du học, họ sẽ đóng dấu vào tờ khai hải quan và dẫn bạn đến một nhân viên đi trú.
Nhận giấy phép du học (GPDH): Người này sẽ đưa bạn vào phòng làm việc của cơ quan đi trú và làm thủ tục cấp “giấy phép du học” (study permit) cho bạn. Bạn cần trao cho nhân viên di trú (1) Hộ chiếu của bạn (2) giấy nhập học của trường (bản chính) và (3) lá thư của LSQ Canada gửi cho bạn khi cấp visa. Đôi khi bạn có thể phải xuất trình biên nhận đã đóng học phí đầy đủ, cung cấp địa chỉ cư trú tại Canada …Mọi việc hoàn tất, bạn sẽ có trong tay GPDH trong đó có ghi rõ thời hạn bạn được ở lại Canada để học và nơi học.
Hành lý: Rời khỏi phòng đi trú, bạn đi lấy hành lý ở khu vực băng chuyền (carrousel, conveyor) và đẩy ra ngoài cửa. Khi ra đến ngoài, bạn giao lại tờ khai hải quan cho nhân viên hải quan đứng trực ở đây. Nếu không có gì cần khám hành lý. Tại đây, nhân viên hải quan sẽ yêu cầu bạn mở vali túi xách… cho họ kiểm tra. Xong xuôi bạn sẽ được chỉ lối ra ngoài.
Chuyển tiếp đi nội địa: Nếu bạn cần chuyển máy bay đi tiếp, bạn cần tìm quầy đăng ký có chữ “transit” bình thường ở gần lối ra. Khu vực bạn đến thường là “arrival” và nằm khác với khu vực đi “departure” cho nên các bạn phải đẩu hành lý của mình sang khu vực đi mới đăng ký tiếp được.
Đưa đón tại sân bay
Người quen đưa đón: Trong trường hợp này nên thông báo chi tiết chuyến bay cho người thân và cũng ghi rõ trong sổ tay của mình địa chỉ, số điện thoại của họ đề phòng trục trặc tại sân bay đến.
Trường đưa đón: Nếu bạn đã đăng ký với trường dịch vụ này, bạn sẽ được trường học cho xe ra đón tại nơi đến. Bạn cho trường biết thông tin chuyến bay. Khi ra cửa, bạn chú ý quan sát những tấm bảng do các nhân viên đưa đón giơ lên xem tấm bảng nào có ghi tên mình thì liên hệ với người cầm bảng đó.
Gia đình Canada đưa đón: Đây là dịch vụ tương tự như trên, nhưng người đưa đón là chủ nhà mà bạn sẽ đến ở cùng (homestay)
Nếu không có ai đưa đón: Bạn chỉ cần gọi taxi và đưa họ địa chỉ mà bạn muốn đến. Nếu bạn không ngại cồng kềnh, mệt nhọc thì có thể đi xe buýt từ sân bay về trung tâm thành phố rồi từ đó thuê xe taxi về nhà riêng, có thể rẻ hơn.
Thức ăn và thuốc
Những ngày đầu mới sang bạn nên chuẩn bị ít đồ ăn đóng hộp, đồ ăn khô, mỳ tôm để đề phòng trường hợp chưa tìm được chỗ ăn, hay thức ăn lạ miệng không ăn được.
Đồng thời, các bạn cũng nên chuẩn bị một số loại thuốc cần thiết: thuốc hạ sốt, thuốc tiêu hóa, thuốc cảm cúm,… Khi sang đây học bạn sẽ được cấp bảo hiểm y tế nhưng phải đợi khoảng 1- 2 tháng mới có thể nhận được, do đó việc khám bệnh trong thời gian này rất tốn kém.
Chỗ ở
Khi tới Canada, sinh viên quốc tế thường rơi vào 2 trường hợp:
Trường hợp 1: đã thu xếp chỗ ở tại Canada. Bạn có những lựa chọn sau:
- Liên hệ với bên cung cấp dịch vụ homestay để được đón tại sân bay và thông báo về việc mình đã tới nơi;
- Gặp nhân viên bộ phận phụ trách hỗ trợ sinh viên quốc tế của trường mình theo học tại sân bay để được đưa về nơi ở;
- Đi bằng taxi hoặc xe buýt về nơi ở.
Trường hợp 2: chưa thu xếp chỗ ở tại Canada. Bạn có thể chọn hostel (nhà nghỉ, cung cấp dịch vụ lưu trú ở mức cơ bản nhưng tiết kiệm) hoặc hotel (khách sạn). Sinh viên nên book phòng trước để có mức giá tốt. Giá nhà nghỉ ở đây rơi vào khoảng 10 đến 20 USD một đêm. Giá khách sạn cao hơn, khoảng 50 USD một đêm tùy vào chất lượng phòng.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY TNHH PROSFA:
🏢Văn phòng: phòng 102, lầu 1, 43 Lê Thị Hồng Gấm, Q.1, TP.HCM
📧Email: hello@prosfa.vn
🌎Website: www.prosfa.vn
☎️Hotline: 0907018834 (+84 907 018 834)
*Bạn nên tham khảo thêm:
http://prosfa.vn/du-hoc-canada-can-bao-nhieu-tien/